Anh cần thêm này nha em làm được hông?
Dạ được.
Phần số này em thử phân tích xem chuyên mục nào đang oke nha. Làm sao cho ra cái bảng giống anh nè. Em thấy oke không?
Em nghĩ mình làm được.
Oke làm giùm anh gấp task này nha. Hơi nhiều việc hả, em làm nổi hông?
Được ạa.
Hình: Pinterest
Xin chào, không biết cuối tuần của bạn thế nào? Mình hi vọng bạn có đủ thời gian nghỉ ngơi để sạc pin 100% để chuẩn bị đón tuần làm việc mới đếnn.
Gần đây mình ngồi lại ngẫm nghĩ về công việc của mình hiện tại, và mình nhận ra một vấn đề to bự của mình:
Ôm đồm công việc
Sếp giao gì là nhận ngay lấy, không ước lượng được đúng thời gian hoàn thành công việc, không hiểu khả năng của bản thân và đặt kỳ vọng đầu ra cao vượt khả năng, dồn hết sức lực làm cho tới khi kiệt quệ. Đặc biệt, không quản lý được các deadline dẫn tới căng thẳng cực độ.
Hậu quả?
Từ hào hứng làm việc, mình trở nên kiệt quệ, thấy hơi ghét ghét công việc.
Từ thực tập sinh ngoan iu đúng deadline, mình trở thành người quên quên nhớ nhớ task, hay sai sót nhỏ nhặt, hay xin dời deadline.
Từ mong muốn làm việc để học hỏi, mình dần mong làm nhanh cho xong, cho ngày mau qua.
Tệ nhất là, mình dần không còn tự tin vào khả năng làm việc của mình nữa.
Mình đã tìm cách cứu mình ra khỏi tình trạng trên thế nào?
Hình: Pinterest
“Làm gì thì làm, đừng có mà quên uống một cốc nước ấm, ăn một cái bánh ngọt, mệt thì nghỉ ngơi điii!!” - Em mèo nói thế.
Đùa thôi, mình tự nói thế.
Việc có thể tách đầu óc ra khỏi suy nghĩ về công việc đã là bước đầu tiên giúp mình bình tĩnh lại. Mình nhìn ra các vấn đề trên. Và tỉnh táo để nhận ra những thứ lùng bùng trên chỉ là 1 vấn đề cần tìm cách xử lý.
Bình tĩnh rồi, thì đây là giải pháp cho mình sau khi đã họp với chị sếp mến yêu.
1. Luôn show các task mình đang làm ra trên 1 nền tảng mà ai cũng thấy và quản lý chúng.
Đôi khi các anh chị có công việc cần hỗ trợ và cứ giao cho mình. Anh chị sẽ không biết mình đang làm những gì, tiến độ tới đâu và không biết khả năng hoàn thành của mình thế nào.
Mình cần sẽ học cách tự quản lý các đầu công việc, cân nhắc xem có nhận được thêm không, tự sắp xếp thời hạn và báo deadline lại cho các anh chị. Như vậy khi có người hỏi đến để giao thêm task, mình sẽ luôn biết rõ mình đang làm gì, cũng có trách nhiệm hơn với công việc mình làm.
Nhận nhiều việc chưa chắc đã tốt, đôi khi đấy là dấu hiệu của việc mình chưa suy nghĩ thấu đáo về yêu cầu đầu ra của công việc đấy.
2. Luôn phân loại task
Khi đi làm, mình dần nhận ra có 2 loại task:
Những công việc mà đầu ra ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số của công ty, liên quan đến khách hàng.
Những công việc không liên quan đến doanh số.
Ví dụ: bộ phận mình có 2 việc lớn mỗi tháng:
(1)Flash Sales
(2) Creative Nonsales
(1) thường cần nhiều sự tập trung, chính xác và ưu tiên hơn. Nếu làm sai, trễ deadline có thể ảnh hưởng tới bộ phận sales, khách hàng phàn nàn,… Task này thường làm theo quy trình và có thời gian cố định.
(2) cần sáng tạo, research, thử nghiệm liên tục nhưng không có thời gian cố định. Đôi khi còn làm content cho thị trường các nước khác nhau, nên research mất nhiều thời gian, còn cần vừa học, vừa làm nữa. Tuy nhiên, nếu quá bận cho (1) vào đầu tháng có thể dời lại deadline một chút cũng không sao.
Mới đi làm, mình hay áp lực là phải hoàn thành hết mọi thứ đúng deadline, nhưng thực sự có nhiều task pop-up liên quan đến (1) nhảy vào, mình cần tính toán thời gian trễ deadline của (2) để nói với sếp thay vì vẫn giữ deadline như cũ.
Chính vì ôm đồm vậy nên mình đã làm task (1) không tốt, mới dẫn tới drama với sếp hicc. Lúc đó người quản lý 2 task này là 2 người khác nhau nữa. Mình học được rất nhiều từ việc này.
3. Hiểu mình muốn gì
Thế tôi đi làm là muốn kiếm tiền nhưng nhàn nhàn hay,
muốn học hỏi, thử thách bản thật thật nhiều hay
muốn cống hiến cho công ty và được mọi người yêu mến…
Khi hiểu được mình muốn gì, mình sẽ biết mình nên bỏ bao nhiêu năng lượng và thời gian cho công việc, cho đồng nghiệp của mình.
Mình nói chuyện với em bé thực tập cùng mình và phát hiện ra một chuyện thú vị: Em ý chọn làm việc với JD rất “nhàn” vì em ý muốn có profile đi thực tập trong lúc còn học với làm nhiều việc ở CLB. Em đang học năm 2 ở FTU.
Nếu không hiểu mình muốn gì và không hiểu câu chuyện đằng sau, mình sẽ thấy sao người ta đi làm vui vẻ hạnh phúc thế, chẳng đau đớn quằn quại suy nghĩ như mình, cũng chẳng bỏ hết sức lực đam mê công việc. Thế lại toi quá:))
Hình: Kiếp văn phòng
4. Luôn confirm với người giao việc khi không chắc đã hiểu chưa
2 điều mà mình thấy quan trọng nhất: Yêu cầu công việc, thời gian hoàn thành.
Có một lần leader giao cho mình brief 5 cái video deadline là 3 ngày. Mình tưởng sếp bảo brief thôi nên mình oke, ai ngờ cuối cùng ý sếp là bản final của 5 video. Mà thường team design sẽ mất 2 ngày sau khi nhận brief để hoàn thành 1 video.
Cíu mạng. Lỗi tại em, em không hiểu lòng anh rùi hicc.
Khi được giao nhiều việc cùng lúc, mình phải luôn confirm lại với sếp:
Em đang làm những task này. Em cần ưu tiên task nào? Nếu em ưu tiên làm task này, em không thể làm task kia on time như ban đầu được vì A B C, anh oke với việc đó chứ?
Hãy luôn hiểu được lý do vì sao mình cần tưng đó thời gian, tưng đó nguồn lực để làm ra được một cái đầu ra như sếp mong muốn. Điều này thực sự giúp mình làm việc hiệu quả và quản lý được deadline tốt hơn rất nhiều.
Hình: Pinterest
Đấy là những điều mình học được từ sếp mình. Nếu bạn có kinh nghiệm hay chia sẻ về vấn đề như mình kể lể ra đây, hãy comment cho mình biết nhé!
Mai là thứ hai rùi, thôi thì chúng ta tranh thủ mở một list nhạc chill rồi lên to do list cho tuần mới nha!
Love ya.
Bài viết thuộc thử thách viết Viết Tiếp Sức từ #wotnalumni, Viết đến chết.